Các sự cố va chạm trong khi điều khiển ô tô luôn có thể xảy ra bất cứ khi nào tài xế không tập trung hay không kịp xử lý tình huống bất ngờ. Để giải quyết được vấn đề này, các nhà sản xuất ô tô đã phát minh ra một hệ thống có tên gọi là Collision. Vậy Collision là gì? Đây chắc hẳn vẫn là nghi vấn của rất nhiều người sử dụng phương tiện ô tô. Vậy hãy cùng PowerSteam tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nào!
Hệ thống Collision là gì?
Những năm gần đây, những yêu cầu về độ an toàn trên phương tiện di chuyển, đặc biệt là ô tô ngày càng được mọi người đặc biệt quan tâm. Cũng chi vì lý do này mà các nhà sản xuất đã không ngừng tìm tòi. Để đem đến một giải pháp về hệ thống an toàn hiện đại. Nhằm tăng giá trị và lợi thế cạnh tranh của mình so với các thương hiệu trong ngành.
Collision chính là hệ thống có chức năng liên tục theo dõi quá trình điều khiển của người lái, đồng thời cũng có thể xem xét các điều kiện xung quanh xe, chẳng hạn như các chướng ngại vật, xe đi trước, xe đối diện,… Để từ đó thực hiện những biện pháp cảnh báo, giúp giảm thiểu những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.
Với chức năng quan trọng như vậy thì đương nhiên công nghệ đứng sau quá trình vận hành của Collision có độ phức tạp cao. Trước khi được trang bị trên ô tô, các chuyên gia phát minh đã kiểm tra cực kỳ kỹ lưỡng và tinh chỉnh hết sức cẩn thận.
Thành phần cấu tạo và quá trình hoạt động của Collision
Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô đa số sẽ sử dụng các thành phần cấu tạo sau để phát hiện bất thường trong khi di chuyển:
- Camera hành trình để quan sát
- GPS để định vị
- Cảm biến radar
- Cảm biến Laser
- Ứng dụng AI
Từ đây, chúng sẽ có chức năng liên tục phát đi những đợt sóng radar với tần số cao. Chính nhờ đó mà khi gặp bất kỳ chướng ngại nào thì chúng sẽ dội ngược lại cảm biến. Tiếp theo đó, bộ xử lý trung tâm ECU từ xe sẽ biết được khoảng cách và thời gian từ xe đến vật thể.
Nói theo cách dễ hiểu hơn, chính từ những thông tin mà bộ cảm biến radar gửi về. Thì hệ thống có khả năng nhận biết được vị trí của xe gần mình, nếu quá mức an toàn được cho phép thì hệ thống sẽ phát cảnh báo đến người lái ngay lập tức.
Trên xe ô tô hiện nay có nhiều hệ thống cảnh báo va chạm khác nhau. Dưới đây là một số hệ thống cảnh báo phổ biến nhất:
- Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước
- Hệ thống cảnh báo chệch làn đường
- Hệ thống phát hiện người đi bộ
- Hệ thống chống bó cứng phanh và phanh tự động.
Các hệ thống cảnh báo va chạm nổi bật hiện nay
Đa phần các hãng xe hiện nay đều có một hệ thống cảnh báo va chạm của riêng mình:
- Honda có công nghệ Sensing
- Toyota có Safety Sense
- BMW có Active Protection
- Cùng một số hãng xe với công nghệ tiên tiến khác
Tất cả các công nghệ này đều đã được kiểm tra vô cùng kỹ lưỡng. Nên người lái có thể hoàn toàn an tâm nhé!
Cần lưu ý điều gì khi xe có hệ thống Collision?
Một điều cực kỳ quan trọng mà mọi bác tài đều nên chú ý khi lái xe ô tô có hệ thống Collision đó là không nên quá phụ thuộc vào các công nghệ an toàn. Bởi lẽ mặc dù công nghệ có hiện đại cỡ nào đi nữa thì con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định độ an toàn. Có nghĩa là người lái xe tuyệt đối không được chủ quan ngay cả sở hữu những chiếc xe đắt tiền được trang bị đầy đủ hệ thống an toàn.
Tính năng cảnh báo va chạm đều chỉ là một công cụ hỗ trợ. Bất kể lúc nào người lái cũng phải chủ động điều khiển, quan sát phía. Đây mới thực sự là cách giúp đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người đi đường.
Vậy là những thông tin được PowerSteam chia sẻ trên đây có lẽ đã giúp bạn hiểu được Collision là gì rồi đúng không nào? Và chắc chắn không ai trong chúng ta muốn chiếc xe của mình gặp phải các tình trạng va chạm không đáng xảy ra trên đường. Vậy nên hãy nên ưu tiên chọn mua những xế hộp được trang bị Collision. Và cũng đừng quên chủ động quan sát trong khi tham gia giao thông bạn nhé!
Xem thêm:
Xe cơ giới là gì? Xe cơ giới bao gồm những loại nào?
Pickup là gì? Các mẫu xe Pickup có ưu và nhược điểm nào?
Roda là gì? Cần lưu ý những gì khi chạy roda xe ô tô
Ắc quy là gì? Những loại bình ắc quy ô tô nào tốt nhất hiện nay?
Kính giảm tốc ô tô là gì? Việc lắp kính giảm tốc có cần thiết hay không?