Mở tiệm rửa xe ô tô cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Việc xác định được chi phí đầu tư cho tiệm rửa xe sẽ giúp cho bạn chủ động về nguồn lực. Powersteam sẽ làm rõ các chi phí dự kiến cho một tiệm rửa xe sau đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Xác định loại hình của tiệm rửa xe
Mỗi loại hình khác nhau sẽ có mức chi phí đầu tư khác nhau. Đầu tiên, phải xác định được mô hình dịch vụ rửa xe mà bạn muốn xây dựng. Từ đó lên dự toán chi phí để đầu tư, mua sắm thiết bị cần thiết.
Có thể kể đến một số mô hình cho tiệm rửa xe ô tô hiện nay sau:
Tiệm rửa xe đơn thuần, truyền thống
Đã là một tiệm rửa xe ô tô, chắc chắn phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản sau đây:
- Mặt bằng: Phải có mặt bằng rộng rãi, không gian thông thoáng.
- Hạ tầng: Cơ sở vật chất, công trình phụ trợ
- Trang thiết bị: Máy móc, dụng cụ, hóa chất cho hoạt động rửa xe
- Nhân sự: Đảm bảo số lượng đáp ứng được quy mô của tiệm
- Marketing: Các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, banner, bảng hiệu
Đây là một số yếu tố cơ bản cần có cho một tiệm rửa xe hoạt động theo mô hình truyền thống. Chỉ cung cấp dịch vụ rửa xe, ngoài ra không làm thêm dịch vụ nào khác.
Tiệm rửa xe kết hợp dịch vụ chăm sóc xe chuyên nghiệp
Ngoài những yêu cầu cần có cho một cửa hàng rửa xe đơn thuần, với mô hình này cần phải đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc. Nhằm mở rộng dịch vụ của tiệm và đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hàng.
Ngoài ra, đi kèm với dịch vụ chăm sóc xe thì phải có diện tích mặt bằng phù hợp. Có không gian để kết hợp giữa các dịch vụ song hành với nhau. Đồng thời, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp và tương xứng với quy mô của tiệm.
Rửa xe kết hợp gara sửa chữa
Đây là loại hình kinh doanh dịch vụ rửa xe kết hợp với dịch vụ sửa chữa, đồng sơn. Dịch vụ sửa chữa có thể bao gồm các hoạt động thay mâm vỏ, làm lốp xe, thay dầu, lọc gió,…
Yêu cầu phải đầu tư thiết bị, máy móc chuyên dụng cho hoạt động sửa chữa. Như máy làm lốp, súng bắn ốc, máy đọc lỗi, máy hàn,…
Đồng thời, phải đảm bảo nhân sự đầy đủ, có chuyên môn, kinh nghiệm trong hoạt động sửa chữa ô tô. Đi kèm là trang bị thêm các dụng cụ bảo hộ lao động, giúp cho việc sửa chữa đảm bảo an toàn.
Mô hình rửa xe detailing workshop
Hiện nay, mô hình này rất được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng với dịch vụ chăm sóc xe toàn diện. Bao gồm, từ rửa xe, vệ sinh khoang máy, vệ sinh nội thất, tẩy ố đánh bóng đến lắp đặt phụ kiện và trang trí làm đẹp.
Mô hình này được đánh giá có khả năng cạnh tranh vượt trội so với chỉ rửa xe đơn thuần. Ngoài ra, các chủ tiệm rửa xe theo mô hình này có chế độ chăm sóc khách hàng và hậu mãi tốt. Nên khách hàng rất hài lòng và thường quay lại để sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, chi phí để đầu tư tiệm rửa xe theo mô hình này sẽ lớn hơn. Bao gồm chi phí mua trang thiết bị, máy móc; chi phí đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng; chi phí thuê nhân lực và đào tạo nhân lực,…
Tính toán chi phí đầu tư cho tiệm rửa xe
Để tính toán tổng chi phí đầu tư cho một cơ sở rửa xe, chúng ta cần làm rõ chi tiết các hạng mục đầu tư như sau:
Thuê mặt bằng, bến bãi
Đối với những người sử dụng mặt bằng có sẵn của gia đình, thì chi phí này sẽ không cần tính đến. Nhưng với những người không có mặt bằng, bắt buộc phải thuê thì cần phải tính đến.
Tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô tiệm rửa xe mà bạn chọn mặt bằng cho phù hợp. Chi phí thuê mặt bằng dự kiến rơi vào tầm từ 15 – 20 triệu/tháng với diện tích khoảng 60 mét vuông.
Đây là diện tích tối thiểu để bạn bố trí và sắp xếp các hạng mục, không gian cần thiết khi đi vào hoạt động.
Thông thường, đối với việc thuê mặt bằng ngay từ ban đầu bạn phải trả trước 3 – 6 tháng. Có nghĩa chi phí đầu tư mặt bằng nếu tạm tính 15 triệu/ tháng sẽ là 45 – 90 triệu đồng.
Xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất
Khi đã chọn được mặt bằng phù hợp, bước tiếp theo là xây dựng nhà rửa xe. Chi phí xây dựng phụ thuộc vào diện tích mặt bằng hiện có. Với diện tích 60 mét vuông thì chi phí dự kiến để xây dựng khoảng 60 triệu đồng.
Bao gồm các hạng mục nền móng, sắt thép, tường bao, xà gồ và tôn lợp. Ngoài ra, còn bao gồm cả các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, bồn chứa nước, phòng tắm,…
Thiết bị, dụng cụ, hóa chất
Máy rửa xe cao áp
Đối với quy mô tiệm rửa xe nhỏ và vừa thì bạn nên dùng máy rửa xe cao áp 1 pha. Có áp lực từ 1750PSI – 2600PSI với giá từ 13 – 14,5 triệu đồng.
Đối với quy mô lớn, áp dụng công nghệ rửa xe không chạm, muốn tạo áp lực lớn thì bạn nên chọn loại 3 pha. Có áp lực từ 2600PSI – 3600PSI.
Máy Nén khí
Bạn nên lựa chọn máy nén khí phù hợp với quy mô dự án của mình. Thông thường phải đảm bảo sử dụng cho cầu nâng một cách hiệu quả và ổn định. Bạn có thể chọn máy nén khí có dung tích từ 300 – 500 lít. Có mức giá khoảng 33,5 triệu đồng.
Bình bọt tuyết
Sử dụng bình bọt tuyết cho hoạt động rửa xe, bạn cần lựa chọn loại có dung tích phù hợp với quy mô của cửa hàng. Thông thường, nên chọn loại 20 – 30 lít. Giá từ 2 – 4 triệu đồng.
Máy hút bụi
Máy hút bụi là vật dụng không thể thiếu, vì vậy bạn cần phải mua sắm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại, bạn nên chọn loại có dung tích từ 70 lít. Giá sản phẩm khoảng 3,5 triệu đồng.
Cầu nâng
Có 3 loại cầu nâng phổ biến nhất, bao gồm cầu nâng 1 trụ nền chữ I, cầu nâng âm nền chữ H và cầu nâng dương nền chữ H. Giá thị trường khoảng 50 – 67 triệu đồng.
Dụng cụ, hóa chất
Các dụng cụ đi kèm của một tiệm rửa xe bao gồm: khăn lau, giẻ lau, chổi, bàn chải, xô đựng,… Hóa chất bao gồm nước tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, bọt tuyết,… Tổng chi phí cho hạng mục này rơi vào khoảng 10 triệu đồng.
Thuê, đào tạo nhân sự
Thợ rửa xe phải là người lành nghề, có kinh nghiệm và am hiểu về xe ô tô. Ngoài những kỹ thuật cơ bản, bạn cần bồi dưỡng kiến thức và đạo tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên của mình.
Dựa vào quy mô và mô hình kinh doanh tiệm rửa xe của bạn. Nhu cầu về nhân sự, số lượng cần thiết và khả năng đáp ứng công việc.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu bạn nên cân nhắc tuyển từ 2 -3 nhân viên để làm quen nhanh chóng. Sau đó dựa vào nhu cầu đáp ứng cần thiết thì tuyển thêm người.
Với số lượng 3 nhân sự cho một tiệm rửa xe. Chi phí để trả lương cho nhân viên rơi vào tầm trung bình 6 triệu đồng/người. Như vậy chi phí toàn bộ nhân viên là 18 triệu đồng.
Quảng cáo, tiếp thị
Việc quảng cáo, tiếp thị là hết sức cần thiết để bạn thu hút khách hàng đến với cửa hàng của mình. Dù là bất cứ hình thức gì, bạn đều phải xây dựng chiến lược marketing cho mình. Chi phí để thực hiện quảng cáo, tiếp thị hiệu quả rơi vào khoảng 10 triệu đồng. Bao gồm các hoạt động treo banner, bảng hiệu, phát tờ rơi và sử dụng các nền tảng mạng xã hội.
Chi phí dự phòng
Đối với bất cứ mọi dự án kinh doanh, luôn có khoản chi phí dự phòng để xử lý các vấn đề phát sinh trong dự án. Qua đó, kiểm soát được nguồn vốn và có kế hoạch đầu tư hiệu quả.
Thông thường đối với mọi dự án, thì chi phí dự phòng rơi vào khoảng 10%. Như vậy, nếu tổng chi phí đầu tư dự kiến tầm 300 triệu, thì chi phí dự phòng là 30 triệu đồng.
Tổng hợp chi phí đầu tư cho tiệm rửa xe ô tô
Dựa vào chi phí đầu tư cho từng hạng mục chi tiết ở trên, chúng ta tính toán được cần bao nhiêu vốn để mở tiệm rửa xe. Cụ thể như sau:
TT | Hạng mục | SL | Đơn giá dự kiến (triệu đồng) | Thành tiền (triệu đồng) |
1 | Mặt bằng, bến bãi | 3 tháng | 15 | 45 |
2 | Hạ tầng, cơ sở vật chất | 60 m2 | 1 | 60 |
3 | Máy rửa xe cao áp Máy nén khí Bình bọt tuyết Cầu nâng Dụng cụ, hóa chất | 1 cái 1 cái 1 cái 1 cái 1 bộ | 14,5 33,5 4 67 10 | 14,5 33,5 4 67 10 |
4 | Nhân công | 3 người | 6 | 18 |
5 | Tiếp thị, quảng cáo | 10 | 10 | |
Tổng 1+2+3+4+5 | 262 | |||
Chi phí dự phòng | 10% | 26,2 | ||
Tổng mức đầu tư tạm tính (triệu đồng) | 288.2 |
Như vậy, dựa vào bảng tổng hợp chi phí đầu tư, chúng ta có thể đưa ra con số tương đối cho tiệm rửa xe ô tô. Tuy nhiên, với mức đầu tư này thì quy mô của dự án chỉ đáp ứng cho nhu cầu rửa xe đơn thuần.
Những thông tin mà Powersteam cung cấp mặc dù được phân tích và đánh giá chi tiết. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nguồn vốn dự kiến. Tuy nhiên, bạn nên coi đây là thông tin tham khảo, để đưa ra kế hoạch và lập dự toán chi tiết cho mình.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở tiệm rửa xe ô tô
Bài viết rất hay và hữu ích, cám ơn Ad đã chia sẻ.
Cám ơn bạn rất nhiều, hi vọng thông tin có ích cho bạn.
Cảm ơn bạn đã để lại bình luận