Động cơ được ví như là trái tim của xe và chỉ có thể di chuyển được khi xe được gắn động cơ. Với bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn Động cơ là gì? Những điều cần biết về động cơ hoạt động của xe ô tô. Hãy cùng PowerSteam tìm hiểu để hiểu thêm về công dụng của bộ phận này nhé!
Động cơ là gì?
Động cơ là thiết bị chuyển hóa những năng lượng tự nhiên hay nhân tạo thành động năng. Hiểu một cách đơn giản là giúp xe chạy và hoạt động một cách dễ dàng. Có thể nói, đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong một chiếc xe. Nếu như xe ô tô không có động cơ thì sẽ không thể di chuyển được.
Cấu tạo của động cơ
Để tạo nên một động cơ hoàn chỉnh, giúp xe hoạt động trơn tru, hiệu quả thì có rất nhiều bộ phận cấu thành. Chẳng hạn như:
- Bugi: Đây là một bộ phận có tác dụng phát ra tia lửa để có thể đốt cháy nhiên liệu có trong xi lanh
- Van (xu-páp): Với bộ phận này giúp van có thể đóng mở một cách dễ dàng, đúng thời điểm. Qua đó có thể cung cấp nhiên liệu đúng lúc và giúp khí thải thoát ra.
- Trục cam: Hỗ trợ Van (xu-páp) hoạt động tốt. Được biết có 2 loại trục cam đó là trục cam đơn và kép. Đối với trục đơn giúp Van (xu-páp) đóng mở. Ngoài ra, trục kép giúp điều khiển riêng biệt van hút và xả
- Trục khuỷu: Trục này có tác dụng biến đổi tịnh tiến của piston thành chuyển động quay
- Thanh truyền giúp kết nối piston và trục khuỷu lại với nhau.
- Dây curoa có tác dụng kết nối các bánh răng lại với nhau tạo nên sự chuyển động đồng bộ giữa các trục với nhau.
- Các – te là một bộ phần bao quanh trục khuỷu. Bộ phận này có vai trò bôi trơn và làm mát những động cơ khi chúng hoạt động.
Các loại động cơ
Động cơ có thể được chia thành những loại sau đây:
- Động cơ đốt trong: Đây là một loại động cơ giúp đốt nhiên liệu từ bên trong. Từ đó có thể tác động công đến áp suất của giãn nở. Động cơ sẽ được chuyển đổi những năng lượng thành động cơ học. Kèm theo đó là nhờ các động cơ phân hủy như Myosin để tạo ra lực thúc đẩy xe di chuyển và hoạt động.
- Động cơ thủy lực giúp biến đổi những áp suất thủy lực thành động năng hoạt động.
- Động cơ điện chuyển hóa điện thành động năng
- Động cơ gió biến năng lượng thành động năng nhờ vào sức gió
- Động cơ Diesel chuyển hóa nhiên liệu thành điện năng
- Ngoài ra còn một số động cơ như động cơ điện, động cơ xăng, động cơ gas, động cơ khí, động cơ lai,…
Nguyên lý hoạt động của động cơ ô tô
Nguyên lý làm việc của động cơ là một quy trình khép kín. Quy trình sẽ bao gồm 4 chu kỳ nạp, nén, đốt và xả.
- Thứ nhất là nạp: vào lúc piston chuyển động hỗn hợp khí và những nhiên liệu sẽ được nạp vào cylinder hay còn được gọi là xi lanh.
- Đến chu kỳ thứ hai là nén. Từ đây piston sẽ chuyển động từ dưới lên để nén những hỗn hợp khí và nhiên liệu lại. Sau đó bugi sẽ phát ra tia lửa đốt cháy khí và nhiên liệu.
- Sau kỳ nén là đến đốt. Tại đây, khí và nhiên liệu sẽ được đốt cháy. Trong quá trình đốt cháy thì cũng tác động làm piston chuyển động từ dưới lên ảnh hưởng đến thanh truyền và trục khuỷu tạo nên một chuyển động quay.
- Cuối cùng là kỳ xả. Với kỳ này piston cũng sẽ chuyển động và đẩy khí thải trong xi lanh ra ngoài thông qua van xả
Vai trò của động cơ
Động cơ đóng vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ những thiết bị nào. Bất kể là xe máy, xe ô tô, máy móc, thiết bị hay tất cả những phương tiện di chuyển khác,…Với bộ phận này có thể giúp xe dễ dàng hoạt động và vận hàng tốt. Cũng nhờ vậy mà chúng ta có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và sức người khi sử dụng.
Động cơ sẽ giúp hiệu quả hoạt động tốt hơn. Chính vì vậy mà bên cạnh việc ứng dụng vào xe máy, xe ô tô động cơ còn được sử dụng rộng rãi trong những máy móc, thiết bị hỗ trợ. Bao gồm trong xây dựng, sinh hoạt, đời sống, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,…
Trên đây là một số thông tin Động cơ là gì? Những điều cần biết về động cơ hoạt động của xe ô tô. Mong rằng PowerSteam sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Cũng từ đó giúp bạn hiểu hơn về những bộ phận, thiết bị trong một chiếc xe có công dụng và hoạt động như thế nào.
Xem thêm:
Hộp số là gì? Vai trò của hộp số đối với chiếc xe ô tô
Cảm biến lùi ô tô: Thiết bị cần có trên mỗi chiếc xe
ESP là gì? Hệ thống cân bằng điện tử có chức năng gì trên xe ô tô?
Roda là gì? Cần lưu ý những gì khi chạy roda xe ô tô