Hệ thống cân bằng điện tử (ESP – Electronic Stability Program) mang đến nhiều lợi ích trong việc giúp cho xe ô tô duy trì sự ổn định và hạn chế tình trạng xe bị thừa – thiếu hay mất lái. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của PowerSteam để hiểu rõ hơn về ESP là gì? Nó có chức năng gì trên xe ô tô?.
ESP là gì?
Hệ thống cân bằng điện tử (ESP) là hệ thống an toàn được tích hợp trên ô tô. Thiết bị này giúp:
- Duy trì sự ổn định của xe trong những trường hợp vào cua
- Vượt những vật cản, chướng ngại vật trên đường khi đang chạy với tốc độ cao.
- Nó giúp xe ô tô chạy an toàn, ổn định và tránh được tình trạng mất lái.
Hiện tại hệ thống cân bằng điện tử đã có mặt tại nhiều dòng xe hiện đại khác nhau. Tuy vậy, ở mỗi dòng xe, tên gọi của thiết bị này sẽ khác nhau. Song cấu tạo và quá trình hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử của hãng xe đều dựa nguyên tắc tương tự nhau.
Hệ thống cân bằng điện tử có cần thiết không?
Như đã đề cập ở trên, hệ thống cân bằng điện tử giúp ích cho mọi người trong việc cân bằng tính ổn định của xe trong quá trình di chuyển, đặc biệt là những người cầm lái chưa có nhiều kinh nghiệm, hay phụ nữ có tay lái yếu,… Việc trang bị hệ thống cân bằng là rất cần thiết.
Ngoài ra, không chỉ cần thiết cho những ai chưa có kinh nghiệm lái. Hệ thống cân bằng điện tử còn giúp người lái xe đảm bảo an toàn khi chạy tốc độ cao, khi gặp tình huống bất ngờ và phanh gấp. ESP giúp xe giảm bớt nguy cơ bị trượt, bị lật trong các trường hợp đánh lái và phanh gấp. Chính vì thế, thiết bị này rất cần thiết trong việc lái xe của mọi người.
Chức năng của ESP
Để quá trình vận hành được trơn tru, hệ thống cân bằng điện tử cần phải sử dụng nhiều loại cảm biến. Chẳng hạn như cảm biến tại bánh, cảm biến góc quay thân xe,… Từ những thông tin do những cảm biến này thu thập, ESP sẽ tính toán góc đánh lái phù hợp.
Không những thế nếu chuyển động của xe không đúng theo hệ thống ESP, nó sẽ kích hoạt phanh nhằm mục đích điều chỉnh lại tốc độ lăn của bánh (tăng hoặc giảm áp suất dầu tại xi lanh bánh).
Trong trường hợp xe bị dư lái, hệ thống cân bằng điện tử sẽ tạo lực phanh ở bánh xe đối diện với hướng đuôi xe bị trượt, hệt như tâm quay mô men bù lại giúp cho xe chạy đúng quỹ đạo của mình. Còn trường hợp khi xe bị thiếu lái, hệ thống cân bằng điện tử sẽ tạo lực phanh ở bánh xe đối diện hướng trượt. Nó như một tâm quay tạo mô men bù lại lực trượt ngang.
Những lưu ý khi tắt và bật ESP
Hệ thống cân bằng ESP được bố trí tại các vị trí như vô lăng, bảng taplo, bệ cần số,… Thông thường thiết bị này được bật tự động cùng lúc khi xe lăn bánh. Tuy nhiên người lái xe cũng nên kiểm tra trạng thái hoạt động của chúng cũng như chủ động bật ESP bằng nút điều khiển.
Thêm vào đó, có một vài trường hợp người cầm lái cần phải tắt hệ thống cân bằng điện tử. Cụ thể là khi off road, di chuyển trên bùn lầy hoặc xe bị sa lầy. Bởi lý do là ESP chỉ thực sự phát huy tác dụng của nó khi xe chạy với vận tốc cao, những khúc cua hoặc phanh gấp. Còn trong trường hợp xe bị sa lầy, ESP gây cản trở quá trình vượt sa lầy. Vì nó kích hoạt phanh hoặc mô men hãm bánh. Hay khi drift, người lái xe cũng không nên bật hệ thống cân bằng xe.
Có nên lắp thêm ESP cho xe không?
Mặc dù là một loại thiết bị rất hữu ích trong quá trình vận hành của xe. Song đối với những dòng xe đời cũ chưa được trang bị thiết bị này, các chuyên gia nhận định là không nên lắp thêm, bởi cấu tạo của nó khá phức tạp và đòi hỏi cần liên kết với nhiều thiết bị khác của xe, do đó chỉ những hãng sản xuất xe mới có thể nghiên cứu và tiến hành trang bị thêm cho các dòng xe.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về EPS là gì. Quả thật hệ thống cân bằng điện tử ESP mang đến cho bạn sự an toàn khi lái xe với tốc độ cao hoặc thực hiện phanh gấp, ôm cua. Mời bạn tham khảo những bài viết tiếp theo của PowerSteam nhé!
Xem thêm:
6 tình huống khẩn cấp khi lái xe ô tô và cách xử lý
Đèn sương mù là gì? Tại sao nên sử dụng đèn sương mù?
Car dealer là gì? Cơ cấu tổ chức của một đại lý ô tô