Ngoài VinFast, EVN cũng đã nhập cuộc thị trường trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam

Trung tâm sản xuất điện tử điện lực miền Trung (trực thuộc EVN) đã chính thức giới thiệu sản phẩm trạm sạc ô tô điện đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Trước khi được công bố, sản phẩm đã trải qua nhiều kỳ thử nghiệm và vận hành tại các địa điểm như trụ sở Tổng công ty Điện lực miền Trung và các cửa hàng xăng dầu PVOIL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

tram-sac-o-to-dien-evn-1-powersteam

Hiện trung tâm đã hoàn thành và bàn giao 6 trạm sạc cho khách hàng và dự kiến lắp đặt tại Hà Nội trong thời gian tới. Được biết, đây là trạm sạc nhanh cho xe ô tô điện đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam từ một nhà sản xuất không liên quan đến ngành công nghiệp ô tô.

Trạm sạc có khả năng đạt 80% pin trong vòng 30 – 40 phút tùy vào dung lượng pin của xe và đáp ứng các quy định về trạm sạc DC dành cho xe điện theo các tiêu chuẩn châu Á và châu Âu như IEC 61851-23/24, IEEE 2030.1.1,… Ngoài ra, sản phẩm còn được trang bị tính năng tự động ngắt sạc khi có yêu cầu từ xe hoặc thao tác trên màn hình.

EVN đã sản xuất ra trạm sạc ô tô điện tương thích với hệ thống thanh toán tiền điện tại Việt Nam và có khả năng tích hợp nhiều chuẩn cho cùng một trạm sạc (CCS, Tesla, GB/T) tùy chọn. Ngoài ra, sản phẩm này còn có thể được nâng cấp công suất lên đến 120 kW.

tram-sac-o-to-dien-cua-evn-powersteam

6 trạm sạc EVN được bàn giao cho khách hàng lần này có công suất đầu ra mỗi trạm là 60 kW, kiểu sạc nhanh DC và được trang bị hai đầu sạc chuẩn CHAdeMO. Sản phẩm có các chế độ sạc thông thường, sạc đầy pin và sạc theo thời gian tùy theo nhu cầu của khách hàng. Giao diện tương tác với người dùng được trang bị trên màn hình hiển thị 7 inch, màn hình màu, có cảm ứng và hỗ trợ tiếng Việt và tiếng Anh.

Hiện tại, thị trường ô tô điện Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của ít nhất 6 hãng xe sản xuất xe điện. VinFast đã công bố kế hoạch sản xuất độc quyền các dòng xe điện từ hai năm trước, trong khi Porsche Việt Nam đã giới thiệu mẫu xe thể thao điện Taycan vào tháng 4/2021. Jaguar i-Pace cũng đã được nhập khẩu vào Việt Nam và sẽ sớm mở bán, theo xác nhận từ nhà phân phối Jaguar tại Việt Nam.

KIA EV6 đã xuất hiện tại Chu Lai đầu năm ngoái và Thaco cho biết sẽ ra mắt mẫu xe này tại thị trường trong nước trong thời gian tới. TC Group và Hyundai Motor cũng đã giới thiệu chiếc xe điện IONIQ 5 vào cuối tháng 4/2022 và dự kiến ​​sẽ mở bán IONIQ 6 và IONIQ 7 sau khi chào bán IONIQ 5.

tram-sac-o-to-dien-evn-powersteam

Năm 2022, Mercedes-Benz Việt Nam cũng đã giới thiệu mẫu xe điện Mercedes-EQ đến thị trường trong nước. Tuy nhiên, một rào cản lớn đối với thị trường ô tô điện là hạ tầng trạm sạc không đầy đủ. Hiện chỉ có ít hãng xe đầu tư vào lĩnh vực này, dẫn đến khó khăn trong việc phát triển thị trường ô tô điện Việt Nam.

Ngoài EVN, VinFast là một trong những nhà cung cấp trạm sạc xe điện lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Bà Phan Thị Thuỳ Dương, Giám đốc phát triển trạm sạc pin VinFast cho biết, họ đã quy hoạch 2.121 vị trí trạm sạc trên 63 tỉnh thành, với trên 2.000 trạm sạc cho gần 40.000 cổng sạc phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn châu u.

Các trạm sạc của VinFast rất đa dạng, bao gồm sạc thường ô tô AC 11kW, sạc nhanh ô tô DC 30kW và 60kW, trụ sạc siêu nhanh ô tô DC 250kW và sạc xe máy AC 1,2kW. Hơn nữa, các trạm sạc của VinFast đã được lắp đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm các chung cư, cây xăng, trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe và trường học.

tram-sac-o-to-dien-evn-2-powersteam

VinFast cũng đã hợp tác với nhiều đối tác để cùng lắp đặt và khai thác các trạm sạc xe điện, trong đó có việc hợp tác với Petrolimex. Dự kiến trong hai năm 2022 – 2023, VinFast sẽ lắp đặt hơn 500 trạm sạc xe điện và phục vụ khách hàng cùng các trụ bơm xăng dầu trong khuôn viên của cửa hàng xăng dầu Petrolimex trên toàn quốc.

Tuy nhiên, trong đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã khẳng định rằng. VinFast không có ý định cho phép các hãng xe điện khác sử dụng chung trạm sạc của mình trong thời gian tới. Ông cho biết chiến lược rõ ràng của VinFast là sau 10 năm nữa mới sẵn sàng cho phép các hãng xe khác sử dụng chung trạm sạc của mình.

Vì vậy, với chiến lược này, các hãng xe điện khác sẽ buộc phải tính đến việc xây dựng hệ thống trạm sạc riêng của mình nếu muốn mở rộng thị trường tại Việt Nam. Việc EVN – một công ty độc lập không sản xuất xe điện, đầu tư vào phát triển hệ thống trạm sạc cũng có thể là một giải pháp cho các hãng ô tô muốn bán xe điện tại Việt Nam.

Hãy theo dõi PowerSteam thường xuyên để cập nhật các thông tin mới nhất liên quan đến thị trường ô tô trong và ngoài nước.

Xem thêm: Mẫu MPV hạng sang Toyota Alphard 2024 lộ diện trước ngày ra mắt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hoan

Nếu EVN lấy tiền thuế của dân xây dựng trạm sạc cho xe điện thì tương lại chính quyền Trung Quốc sẽ trợ giá để các hãng xe điện nước này bán dưới giá thành. Như thế, sẽ giết chết xe Vinfast và các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam. Sau đó chúng sẽ độc quyền, nâng giá và thậm chí xe sẽ mang bản đồ có đường lưỡi bò. Nếu chính phủ không tỉnh táo để cho việc đó diễn ra sẽ là đại họa cho dân tộc. Chúng ta đi sau, bị các hãng sản xuất nước ngoài thống lĩnh xe xăng, giờ bắt đầu ngành xe điện với chút lợi thế mà lại tự trao cái lợi thế cho các đối thủ khác thì không khác gì tự bắn vào chân mình.