Một trong những nguyên nhân chính gây ra mùi hôi khó chịu ở trong xe ô tô là do vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Kèm theo đó là nguy cơ mắc các bệnh liên quan về đường hô hấp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu bạn là người đề cao sự sạch sẽ, thì hãy cùng Powersteam tìm hiểu những cách vệ sinh diệt khuẩn xe ô tô hiệu quả sau đây.
Vì sao phải vệ sinh diệt khuẩn xe ô tô?
Thông thường, diện tích không gian của một chiếc ô tô 4 – 7 chỗ dao động khoảng 4 – 8 mét vuông. Việc sử dụng thường xuyên trong không gian chật hẹp như vậy là điều kiện để vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Gây ra nhiều mầm bệnh, mùi hôi và các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Theo số liệu được Carrentals.com (USA) đưa ra, bề mặt nội thất ô tô mỗi 6,5 cm2 chứa trung bình khoảng 200 con vi khuẩn. Khảo sát đã cho thấy tại vị trí vô lăng, chỉ số CFU (số lượng vi khuẩn sinh sôi trong mỗi cm2) là 629. Cao hơn 3 lần so với chỉ số CFU của một chiếc bồn ở nhà vệ sinh (172). Ngoài ra, các vị trí như hộc đựng cốc, hộc cửa, dây đai an toàn có chỉ số CFU lần lượt là 506 và 403.
Đến đây, chúng ta phải khẳng định rằng việc vệ sinh diệt khuẩn ô tô là cần thiết. Cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa vi khuẩn, virus phát triển.
Việc rửa xe và vệ sinh đơn thuần không xử lý triệt để được vi khuẩn tích tụ trong xe. Ngoài làm sạch bề mặt, yêu cầu phải thực hiện diệt khuẩn bằng một hoặc nhiều phương pháp sau đây.
Cách vệ sinh diệt khuẩn xe ô tô hiệu quả
Khử trùng bằng tia cực tím (UV)
Đây là một phương pháp khử trùng sử dụng tia cực tím có bước sóng ngắn (tia cực tím C hoặc UV-C). Để tiêu diệt hoặc bất hoạt vi sinh vật bằng cách phá hủy axit nucleic và phá vỡ DNA của chúng. Khiến chúng không thể thực hiện các chức năng quan trọng của tế bào (wikipedia).
Có nghĩa rằng khí chiếu một tia UV đủ mạnh vào không gian nội thất bên trong xe. Các vi khuẩn, virus, nấm mốc và mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt và không có khả năng sinh sôi, phát triển.
Cách đơn giản nhất để diệt khuẩn trên xe ô tô là đưa xe ra phơi nắng sau khi vệ sinh sạch sẽ nội và ngoại thất. Tia UV có trong ánh sáng mặt trời sẽ diệt khuẩn hiệu quả, đồng thời giúp không gian nội thất trở nên khô ráo. Đây là cách dễ dàng thực hiện và đơn giản nhất, yêu cầu bạn phải mở bung tất cả cửa xe khi phơi.
Sử dụng tinh dầu – máy khử khuẩn chuyên dùng
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy khử trùng, khử mùi. Bản chất của phương pháp này là sử dụng tinh dầu có tính diệt khuẩn. Kết hợp với máy xông hơi (tinh dầu sẽ được đốt nóng) để tạo ra dạng sương.
Hơi tinh dầu sẽ len lỏi, khuếch tán khắp các khu vực trong khoang nội thất. Thời gian khử khuẩn trong vòng 2 – 3 phút, đồng thời đóng các cửa của ô tô khi thực hiện. Với biện pháp này, xe của bạn sẽ được khử khuẩn, khử mùi mang đến mùi thơm nhẹ của tinh dầu.
Để vệ sinh diệt khuẩn xe ô tô bằng phương pháp này, yêu cầu bạn phải tìm mua được sản phẩm chất lượng. Cfog là một trong số đó, được chiết xuất từ công nghệ Phytoncide. Là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có nguồn gốc từ thực vật. Phytoncide là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.
Công nghệ hơi nước bão hòa
Đây là công nghệ tiên tiến được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, một số đơn vị đã bắt đầu sử dụng hơi nước bão hòa để rửa xe và vệ sinh nội thất. Với đặc tính hơi nước nóng, ở nhiệt độ cao ngoài tác dụng vệ sinh chất bẩn. Còn có tác dụng khử khuẩn, khử trùng hiệu quả.
Với áp lực từ thiết bị, hơi nước sẽ len lỏi vào các vị trí khó vệ sinh nhất. Đặc biệt làm sạch hiệu quả hệ thống máy lạnh ở trong xe. Đây là nơi thường khó vệ sinh nhất, là môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
Mặc dù có ưu điểm vượt trội, tuy nhiên lại có giá khá cao. Dao động từ vài chục triệu đến hơn trăm triệu cho 1 máy hơi nước nóng. Vì vậy, phương pháp này thông thường hay được sử dụng ở các tiệm chăm sóc xe chuyên nghiệp.
Diệt khuẩn, khử mùi xe ô tô bằng khí Ozone
Ozone là chất khí có tính oxi hóa mạnh. Vì vậy đây được xem là một trong những phương pháp vệ sinh diệt khuẩn xe ô tô hiệu quả. Có khả năng khử trùng, diệt khuẩn và khử mùi tuyệt vời.
Hiện nay, bạn có thể tìm mua các sản phẩm máy tạo khí ozone nhỏ gọn. Có khả năng tạo ra khí ozone diệt khuẩn trên ô tô trong thời gian ngắn. Tùy vào không gian và sản lượng khí ozone, bạn có thể bật máy chạy trong khoảng 5 – 15 phút. Giúp cho việc diệt khuẩn, khử mùi có hiệu quả tốt nhất.
Đây còn là loại khí có độc tính, gây hại cho sức khỏe con người. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi ra khỏi xe hoàn toàn. Sau khi hoàn thành, mở hết cửa xe cho thoát khí rồi lúc đó hãy vào.
Vệ sinh, thay thế lọc gió điều hòa
Lọc gió điều hòa sau thời gian sử dụng sẽ bám bụi bẩn, ẩm mốc. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, vi trùng phát triển. Việc thường xuyên vệ sinh lọc gió, hoặc thay thế sẽ loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong xe. Qua đó, hạn chế phát sinh mùi hôi khó chịu trong khoang nội thất.
Bạn có thể đến đại lý, trung tâm chăm sóc xe ô tô để làm việc này. Hoặc cũng có thể tự làm ở nhà khá dễ dàng. Lưu ý với việc vệ sinh lọc gió, tuyệt đối không giặt, vệ sinh bằng nước. Mà chỉ cần xịt hơi cho bay bụi bẩn, rồi sau đó mang ra phơi nắng là được.
Vệ sinh diệt khuẩn xe ô tô bằng Xà phòng
Đây là phương pháp truyền thống nhất, khi sử dụng xà phòng có tính khử trùng, diệt khuẩn để vệ sinh xe ô tô. Là sản phẩm khá phổ biến, bạn có thể sử dụng xà phòng rửa tay hoặc nước rửa chén bát để vệ sinh.
Xà phòng khi kết hợp với nước sẽ phá hoại cấu trúc của virus. Từ đó vô hiệu hóa hoạt động của virus và bị tiêu diệt. Tuy nhiên, khoang nội thất là nơi kỵ nước, vì vậy việc sử dụng xà phòng để vệ sinh cần phải lưu ý. Tránh tiếp xúc với các bề mặt dễ thấm nước, hút ẩm, đồng thời sấy khô sau khi vệ sinh.
So với các phương pháp khác, thì việc sử dụng xà phòng để diệt khuẩn khá dễ làm. Tuy nhiên, mức độ vệ sinh hạn chế do khó tiếp xúc ở những vị trí chật hẹp. Vì vây, cách này chỉ hiệu quả nhất định ở những nơi dễ lau chùi trong nội thất của xe.
Diệt khuẩn bằng Cloramin B
Cloramin B là hóa chất thường được sử dụng để diệt khuẩn trên bề mặt, hoặc khử trùng và xử lý nước. Nhờ có khả năng phản ứng mạnh với các chất hữu cơ nên giúp ích cho việc diệt các loại vi khuẩn.
Đồng thời, cũng nên chú ý đến việc sử dụng hóa chất này ở nồng độ thích hợp. Để đảm bảo an toàn, bạn cần pha loãng Cloramin B với nước để có nồng độ 0,05 – 0,1%. Không pha quá 2% trở lên, bởi vậy rất có thể gây ra ngộ độc, tác động lên hệ tiêu hóa, hô hấp và da.
Sau khi dùng Cloramin B tại các vị trí diệt khuẩn cần thiết, đợi trong thời gian 30 – 60 phút rồi lau lại bằng khăn sạch.
Các chất không nên sử dụng để vệ sinh ô tô
Việc sử dụng các hóa chất, dung dịch để vệ sinh xe hơi mà không tìm hiểu, nghiên cứu. Rất có thể dẫn đến những tác hại nghiêm trong cho xe của bạn. Các chất không nên sử dụng để vệ sinh diệt khuẩn xe ô tô như cồn, aceton, rượu, dầu hỏa, chất tẩy rửa,…
Mặc dù có khả năng diệt khuẩn tốt, tuy nhiên không thể sử dụng để vệ sinh diệt khuẩn ô tô được. Bởi nó gây hại đến nội thất bên trong xe, làm bong rộp, phai màu, hư hỏng các nội thất đắt tiền.
Trên đây là những cách vệ sinh diệt khuẩn xe ô tô đơn giản và hiệu quả. Bạn có thể tự làm được, cũng có thể kết hợp các phương pháp lại với nhau để vệ sinh một cách toàn diện. Powersteam hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!