Nội thất ô tô ví như nội thất của một ngôi nhà, cần phải được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ. Nhằm mang lại không gian thoáng mát, cũng như giúp tăng tính thẩm mỹ nội thất của xe. Nếu bạn muốn tự vệ sinh nội thất ô tô tại nhà, mà chưa biết cần chuẩn bị những gì. Thì hãy cùng PowerSteam tìm hiểu qua phần nội dung dưới đây.
Các vị trí cần vệ sinh nội thất ô tô
Trần xe
Trần xe là vị trí thường cho là ít bẩn nhưng thực tế lại dễ bị bẩn nhất. Trần xe dễ bám bụi và bị ẩm do nước mưa, đặc biệt là trần vải nỉ nguyên bản theo xe. Ngoài ra, trần xe còn dễ lưu giữ mùi. Đây thực sự là một trong những nơi phát tán mùi khó chịu nhất trong xe. Nếu người dùng thường hút thuốc trong xe, trần xe dễ bị ố vàng và lưu giữ mùi thuốc lâu dài.
Ghế ngồi
Ghế xe là nơi có nhiều vi khuẩn và nấm mốc nhất. Bởi cấu trúc của ghế xe, ngoài lớp da hoặc nỉ bọc bên ngoài, bên trong chủ yếu là lớp đệm mút. Lớp mút này dễ hút ẩm, dễ bám bẩn và dễ có mùi. Hằng ngày, ghế xe phải chịu ảnh hưởng của khói bụi từ bên ngoài và bị dễ bám chất bẩn và mồ hôi từ người sử dụng.
Sàn xe
Sàn xe chịu đựng hầu hết bụi bẩn và thường bị giẫm đạp bởi giày dép, mang theo bùn đất, chắc chắn đây là khu vực bẩn nhất không thể bỏ qua. Mặc dù sàn xe thường được bọc nỉ, nhưng nếu sử dụng thảm lót sàn bằng nỉ, rất dễ bị bám bẩn, ẩm và có mùi hôi.
Khoang lái
Vô lăng xe là một trong những vị trí lý tưởng để các loại vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Hằng ngày, người lái xe tiếp xúc với nhiều đồ dùng và vật dụng bằng tay, sau đó lại cầm nắm vô lăng trong thời gian dài, gây ra sự tiết mồ hôi tay.
Tất cả những yếu tố này tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ. Nếu sử dụng bọc vô lăng ô tô, nếu không vệ sinh định kỳ, nó có thể trở nên ẩm ướt và mốc nát. Tương tự, bảng điều khiển trên taplo và tappi cửa cũng là nơi dễ bị ô nhiễm bẩn.
Tay nắm cửa
Tay nắm cửa là bề mặt mà người dùng thường xuyên tiếp xúc bằng tay, vì vậy, nguy cơ nhiễm khuẩn và lây nhiễm khuẩn rất cao. Nguy cơ này càng cao hơn đối với những xe chuyên kinh doanh vận tải hành khách như taxi, Grab và các dịch vụ tương tự.
Dụng cụ cần thiết để vệ sinh nội thất ô tô
- Khăn lau chuyên dụng
- Chổi lông đa kích cỡ
- Máy nén khí hỗ trợ
- Súng dọn nội thất ô tô
- Súng hơi
- Dung dịch vệ sinh
- Máy phun áp lực rửa xe
- Máy hút bụi
- Các dụng cụ khác tùy theo nơi cần vệ sinh trong nội thất xe ô tô
Các dung dịch vệ sinh nội thất xe hơi
Trên thị trường hiện nay, khá đa dạng về các loại dung dịch vệ sinh nội thất xe ô tô. Dưới đây là ba loại dung dịch phổ biến đang được sử dụng trong giới xe ô tô:
- Nước vệ sinh nội thất xe hơi Sonax Car Interior Cleaner.
- Dung dịch tẩy rửa làm sạch nội thất ô tô Ventek.
- Dung dịch làm sạch nội thất xe ô tô Smoke-Ex/Sonax Car Breeze.
Các bước vệ sinh nội thất ô tô tại nhà
Bước 1: Hút bụi
Đầu tiên, hút bụi là công việc quan trọng khi vệ sinh nội thất ô tô. Bắt đầu từ phía trên xuống dưới, hút bụi từ trần xe, taplo, vô lăng, ốp cửa và cuối cùng là sàn xe. Lưu ý tập trung vào các khe, kẽ để loại bỏ bụi bẩn.
Bước 2: Vệ sinh trần xe
Sau khi hút bụi, tiến hành vệ sinh trần xe. Vì trần xe ít bẩn nên việc này khá đơn giản. Phun dung dịch vệ sinh lên trần xe, đợi khoảng 5 phút sau đó lau sạch bằng khăn. Nếu cần, có thể sử dụng thêm một chiếc khăn khác khi khăn đầu bẩn.
Bước 3: Vệ sinh khu vực khoang lái
Taplo, vô lăng và bệ cần số trung tâm là những vị trí thường xuyên sử dụng và dễ bị bẩn. Vì chúng có nhiều chi tiết nhỏ, vệ sinh chúng đòi hỏi sự tỉ mỉ.
Sử dụng chổi lông nhỏ mềm, khăn khô và dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Đối với các khe nhỏ không thể lau bằng khăn, sử dụng chổi lông mềm để vệ sinh, sau đó lau xung quanh bằng khăn.
Bước 4: Vệ sinh ghế ngồi
Xịt dung dịch vệ sinh lên ghế, sau đó sử dụng bàn chải lông mềm để chải từ lưng ghế đến mặt ghế, phía trước và phía sau một cách nhẹ nhàng. Sau khi chải sạch, sử dụng khăn khô để lau lại. Nếu ghế được làm bằng da, sau khi làm sạch bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, có thể sử dụng khăn sạch lau với dung dịch làm bóng da để tạo độ bóng cho bề mặt da ghế.
Bước 5: Vệ sinh cửa xe
Ốp cửa ô tô thường được làm bằng nhựa, do đó việc vệ sinh bộ phận này khá dễ dàng. Sử dụng bàn chải và dung dịch làm sạch chuyên dụng để cọ sạch, sau đó lau lại bằng khăn khô. Đừng quên chú ý đến các chi tiết nhỏ như khe cửa, bản lề và tay nắm cửa. Nếu cửa có bọc da, sử dụng bàn chải mềm tương tự như khi làm ghế.
Bước 6: Vệ sinh sàn xe
Sàn xe và thảm trải sàn là nơi dễ bị bẩn nhất trên xe. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì vệ sinh khu vực này cũng khá dễ dàng. Sau khi xịt dung dịch vệ sinh làm sạch, sử dụng bàn chải mềm và khăn lau để làm sạch sàn xe một cách nhanh chóng.
Bước 7: Hoàn tất
Sau khi lắp đặt các phụ kiện xe trở lại vị trí ban đầu, để hoàn tất và đảm bảo an toàn cho tài xế và hành khách, chủ xe nên thông gió và xả khí để loại bỏ các mùi hóa chất và làm khô xe, đồng thời tạo điều kiện thông thoáng trước khi sử dụng lại.
Bảng giá dịch vụ vệ sinh nội thất ô tô
Bảng giá dịch vụ vệ sinh nội thất tham khảo dưới đây:
Loại xe | Giá dịch vụ (VNĐ) |
Mini/sedan/hatchback | 600.000 – 1.200.000 |
SUV/crossover/MPV cỡ nhỏ | 1.200.000 – 1.600.000 |
SUV/crossover/MPV cỡ trung & lớn | 1.200.000 – 2.000.000 |
Thông thường, giá vệ sinh nội thất xe ô tô trung bình từ 600k – 1.200k. Tuy giá cụ thể sẽ phụ thuộc vào trung tâm bảo dưỡng, gara ô tô và loại xe như bán tải 2 chỗ, bán tải 4 chỗ, xe Sedan 5 chỗ, Hatchback, SUV 7 chỗ, MPV… cũng như xe hạng sang hay xe thông thường. Vì vậy bảng giá vệ sinh nội thất ô tô sẽ không giống nhau.
Để đảm bảo tìm được nơi chăm sóc xe tốt nhất với giá cả hợp lý, bạn nên tham khảo thông tin từ người thân, bạn bè và trên các trang thông tin trực tuyến trước khi đưa xe đi bảo dưỡng và chăm sóc.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến việc tự vệ sinh nội thất ô tô tại Nhà. PowerSteam hy vọng những chia sẻ này giúp cho bạn có thêm thông tin hữu ích. Để tự tay vệ sinh, dọn dẹp cho xế yêu của mình. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
Top 7 cách vệ sinh diệt khuẩn xe ô tô hiệu quả
Các mốc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ quan trọng